Như vậy có nghĩa là tôi không bao giờ được đặt bé vào xe cũi?

Thay vì cố gắng làm cho căn nhà trở nên an toàn đối với bé, tôi có thể giữ bé trong xe cũi và cho bé thật nhiều đồ chơi không?
Thoạt nhìn phương pháp này dường như khá hay. Nhưng các nghiên cứu cho thấy nó không thích hợp. Dù bạn có cho vào xe cũi bao nhiêu đồ chơi thì sớm muộn gì thì bé cũng sẽ cảm thấy buồn chán. Không có cơ hội để thực hiện các ý thích và trau dồi những khả năng của mình, tính tò mò của bé sẽ nhàm chán. Việc sử dụng cũi thường xuyên và kéo dài đối với bé sẽ làm cho bé kém phát triển về cả trí lực và thể lực.
Như vậy có nghĩa là tôi không bao giờ được đặt bé vào xe cũi?
Không nhất thiết phải như vậy. Có những lúc bạn cũng cần phải cho bé vào xe cũi, chẳng hạn như khi bạn đang lau nhà bếp với chất rửa có thể ăn mòn da hoặc đang sửa chữa một thiết bị cần phải sử dụng nhiều dụng cụ sắc nhọn. Bạn cũng có thể đặt bé vào xe củi để bạn có thời gian tính các hóa đơn, nghỉ ngơi, hay chợp mắt một chút. Nói tóm lại, việc có sẵn một chiếc xe cũi là rất quan trọng và cần thiết với điều kiện bạn không được thường xuyên cho bé ở trong đó trong thài gian lâu ngày này sang ngày khác.
Ngoài việc tạo một môi trường an toàn cho bé, tôi có thể thực biện vai trò giáo dục bé như thế nào?
Ngoài việc tạo một môi trường an toàn, có nhiều đồ vật cho bé tìm hiểu và khám phá, bạn có thể tham gia giáo dục bé bằng 3 cách quan trọng sau. Thứ nhất, bạn có thể giúp bé phát triển trí tuệ bằng cách thỉnh thoảng giúp cho bé chú ý đến những thông tin và các mối liên hệ mà bé không nhận thấy. Thứ hai, bạn có thể giúp bé phát triển kỹ năng về ngôn ngữ bằng cách nói với bé bằng nhiều cách nói thích hợp khác nhau. Thứ ba, bạn có thế bắt đầu dạy bé biết cách sống hòa thuận với người khác bằng cách thiết lập những giới hạn hợp lý đối với việc tìm hiểu và khám phá của bé. Bạn cũng cần phải nhớ cách để dạy hiệu quả nhất trong việc giáo dục bé là bạn nên làm người “cố vấn” thay vì làm người “huấn luyện”.
Tôi có thể “cố vấn” cho bé như thế nào?
Trong khi tự tìm tòi, khám phá bé thường quay lại nhìn bạn để được khuyến khích, giúp đỡ, hay chia sẻ sự thích thú khi phát hiện một việc gì mới. Trong những lúc như vậy bé rất cần sự chú ý của bạn.