Bé khóc vì muốn được nuông chiều

Cha Mẹ cần phải kiên nhẫn và cương quyết, để khỏi quá bận bịu, đừng ôm ấp Bé quá nhiều, đừng đưa nôi luôn luôn, đừng bồng mỗi khi Bé hơi khóc. Chỉ cần kiểm soát lại xem Bé có được an toàn không rồi mặc cho Bé chơi một mình trong nôi. Nếu Bé khóc chút ít thì cũng chẳng có gì đáng ngại mà trái lại, Bé có dịp để hô hấp nữa.
Bé khóc vì mệt mỏi, đau ốm: Khi bé thức chơi lâu hoặc khó chịu vì thấy nhiều người lạ hoặc vì chơi giỡn quá nhiều, thường phản ứng bằng trạng thái xúc động mạnh nên Bé khóc và ta khó mà tìm cách ru ngủ hay dỗ dành cho Bé nín mà tự ý Bé khóc chán rồi ngủ thiếp đi mà thôi. Vậy nếu sau khi ăn xong Bé đã thức chơi một khoảng thời gian khá lâu thì hãy đặt Bé vào nôi cho Bé ngủ. Nếu Bé không chịu ngủ ngay mà khóc, nên kiên nhẫn chịu đựng vì chỉ sau 15 phút đến nửa giờ là Bé sẽ ngủ yên. Nhiều đứa Bé khó ngủ thì ta có thể trong trường hợp đặc biệt này đưa nôi cho Bé dễ ngủ nhưng đừng để thành một thói quen nuông chiều như đã nói ở phần trên. Bé có thể khóc bởi đau ốm vì trẻ sơ sinh cũng dễ bị cảm hoặc đau bụng, thường biểu lộ bằng sự sổ mũi, ho, hoặc đi phân lỏng. Đôi khi, chúng có thể bị cả các chứng khác nữa. Vậy nếu trẻ khóc mà thấy có vẻ khác thường, sắc diện cũng thay đổi, nhiệt độ cơ thể lên cao thì nên nhờ một bác sĩ giúp đỡ.
Bé khóc vì thần kinh yếu: Những đứa trẻ này thường hay bị giật mình khi chúng nghe được một tiếng động nhẹ hoặc khi chúng ta đụng nhẹ vào mình, vào nôi hoặc khi người bồng lơi tay hoặc làm một cử động gì đó mạnh. Trẻ thường sợ tắm và có những cơn khóc kéo dài từng giờ rất khó mà dỗ dành được. Đối với những đứa trẻ này ta phải sắp đặt cho Bé ở một nơi yên tĩnh, ít người, ít tiếng động, chăm sóc cho trẻ một cách thật nhẹ nhàng êm dịu, khi bồng phải bồng cho chặt, trong 1 hoặc 2 tháng đầu tắm cho trẻ bằng cách đặt nằm trên bàn có lót khăn lông phía dưới và trải vải nhựa lên trên, lau mình cho trẻ bằng bọt bê (bông đá) có thâm nước ấm v.v… (xem bài tắm). Nên chèn gối khi trẻ nằm ngủ hoặc đặt trẻ nằm sấp. Có thể xin bác sĩ cho dùng thuốc an thần.